MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO TRONG TRƯỜNG MẦM NON

 

* Phòng té ngã
+ Nguyên nhân:
Sân trường không bằng phẳng nếu mưa hay đọng nước khi trẻ đi lại khi tham gia các hoạt động hay bị trơn trượt ngã, nhẹ có thể xây sát ngoài da chân, tay, mặt…. nặng (nếu trẻ ngã ngửa như đập mặt, ngã sấp sẽ đập gáy xuống đất có thể dẫn các tai nạn thương tích nghiêm trọng hơn).
+ Biện pháp phòng tránh
Làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, kết hợp với các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh sửa sang, cải tạo sân trường đảm bảo độ bằng phẳng hợp lý, thương xuyên dùng chổi tre quét sạch rêu tránh bị trơn trượt, nếu đọng nước phải có hệ thống khơi thông nước, quét ngay sau khi  mưa tạnh.
Giáo dục trẻ không trèo lên lan can ở hành lang, cầu thang có tay vịn, lan can khi trẻ từ tầng 2 xuống tập thể dục giáo viên hướng dẫn, đi cùng trẻ.
Giáo dục cho trẻ chơi ngoài trời không trèo cây ở sân trường.
Bàn ghế hỏng, không chắc chắn được sửa chữa ngay.
Đồ chơi ngoài trời và đồ dùng phục vụ chuyên đề giáo dục PTVĐ cho trẻ hoạt động chắc chắn, đảm bảo an toàn và được kiểm tra thường xuyên.
* Phòng ngừa tai nạn giao thông
+ Nguyên nhân
Trẻ không hiểu luật lệ giao thông đường bộ, không hiểu cách đi đường, tự ý ra khỏi cổng trường trong giờ đón, trả trẻ mà cô giáo không bao quát hết.
+ Biện pháp:
Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mọi lúc mọi nơi, nhắc nhở trẻ khi sang đường phải có người lớn dắt theo…
Phân công giáo viên trực tuần đóng và mở cổng trường vào các thời điểm hợp lý theo quy định.
Giáo dục trẻ biết ngồi đúng cách khi ngồi trên xe máy của bố, mẹ cho tới lớp.
Giáo dục trẻ cách đi đường dung theo quy đinh đèn báo giao thông thông
qua các trò chơi vận động, bài bái câu chuyện bài thơ trong chương trình.
* Phòng ngừa bỏng:
+ Nguyên nhân:
Trẻ thò tay nghịch những nơi để đồ dung, đồ ăn thức uống có nhiệt độ cao(nóng) như cơm, canh nóng, nước nóng… vừa được bưng lên khi giáo viên chưa kịp bao quát hết trẻ trong lớp.
Dẫm chân lên bô xe máy khi được bố mẹ đưa đón tới lớp
+ Biện pháp
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay tại các bữa ăn hang ngày tại lớp mẫu giáo
Giáo dục trẻ không lại gần bô xe máy vừa chạy và dừng lại.
* Phòng ngừa đuối nước
+ Nguyên nhân:
 Trẻ tò mò thích nước nên hay tìm đến bể nước, ao, suối gần trường, gần nhà chơi xảy chân ngã xuống nước khi được cô giáo và phu huynh…phát hiện đã quá muộn dẫn đến đuối nước, tử vong.
 + Biện pháp
Giáo dục trẻ không được chơi gần ao hồ, kênh mương gần trường, gần
nhà của trẻ.
 Bể nước trong trường được đậy nắp an toàn, không để xô, thau, chậu to  chứa nước trong nhà vệ sinh của trẻ.
* Phòng ngừa điện giật
+ Nguyên nhân:
Bảng điện của lớp để thấp trẻ tò mò thò ngón tay vào ổ điện
Hệ thống dây điện của lớp bị hở điện, vô tình trẻ bị điện giật
+ Biện pháp:
Giáo viên kết hợp với nhà trường yêu cầu nhân viên điện lực của xã Đồng Tuyển kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện của trường lớp theo định kỳ bảo an toàn tuyện đối tránh tình trạng dây điện hở
 Bảng điện để cao quá tầm tay của trẻ
Giáo dục trẻ không chọc nghịch ổ điện, dạy trẻ các biểu tượng cảnh báo tránh xa nhưng nơi nguy hiểm khi có điện…(Cột điện…)
* Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
+ Nguyên nhân:
Trẻ ăn phải thức ăn không rõ nguồn gốc, ôi thiu, quá thời hạn sử dụng
+ Biện pháp
 Nhà trường đã ký cam kết an toàn thực phẩm với người tiếp phẩm ngay đầu năm.
Giáo viên nghiêm túc thực hiện việc giao nhận thực phẩm tay ba theo quy định.
Trao đổi hai chiều với phụ huynh không cho trẻ ăn các loại thực phẩm, đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc trước khi đưa trẻ đến lớp và sau khi đón trẻ.
 Không cho hàng dong mang bán quà vặt, đồ ăn thức uống vặt vào trường trong giờ đón và trả trẻ.
 Thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp, đồ dung cá nhân của trẻ.
Nước uống đun sôi phải đảm bảo vệ sinh ATTP
* Phòng hóc, sặc
+ Nguyện nhân:
Trẻ nghịch ngợm nuốt phải đồ chơi khi chơi hoặc nuốt phải một số đồ chơi được tặng thưởng khi mua một số đồ ăn vặt.
Trẻ bị hóc sương cá, không nhai kỹ thức ăn, nuốt phải những miếng thức ăn hơi to nên bị mắc ở cổ họng không xuống được
Trẻ bị sặc khi uống nước
+ Biện pháp:
Nhắc các bậc phụ huynh không cho trẻ mang đồ ăn vặt khi đến lớp
Khi trẻ hóc sương…, ho, sặc trong khi ăn, uống giáo viên nhắc trẻ ngừng việc ăn, uống để sử lý tình huống kịp thời.
Dạy trẻ kỹ ăn uống (nhai kỹ, ăn chín, uống sôi khi ăn phải nhai nhẹ nói khẽ, uống nước từ tốn…).
Giáo dục trẻ không cho hột hạt vào tai, mũi, miệng.
Than trong trong công tác giao nhận thực phẩm tay 3. Nếu không đảm bảo yêu cầu cương quyết không nhận.
* Phòng tai nạn khi chơi trong và ngoài lớp học
+ Nguyên nhân
Trẻ bị một số đồ dung học tập, đồ chơi tại lớp không đảm bảo an toàn chọc vào người gây nên tai nạn.
Do trẻ hiếu động đuổi nhau trong các giờ chơi tại lớp ngã va vào các góc tường gây nên tai nạn.
Trẻ trèo tường, trèo lan can, hàng rào hoặc trẻ trèo lên cao một số đồ chơi ngoài trời khi giáo viên không bao quát hết trẻ khi trẻ xuống sợ hãi nên ngã gây nên tai nạn thương tích.
+ Biện pháp:
Kiểm soát mua mới và hủy bỏ một số đồ dùng học tập, đồ chơi không đảm bảo an toàn đối với trẻ.
Dạy trẻ không nghịch đồ sắc nhọn khi chơi, không chọc nghịch vào mắt mũi nhau, không đuổi nhau, đánh nhau trong lớp.
Khi tham gia các hoạt động ngoài trời giáo viên cấn nhắc nhở trẻ không trèo cao, ngã đau.
 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *